vudongphale08
Thứ Hai, 1 tháng 11, 2010
Rau mùi
Rau mùi không những rất tốt cho đường tiêu hoá, mà nó còn có thể giúp cho hơi thở bạn thơm lâu hơn. Bạn hãy lấy rau mùi rửa sạch, đun nước, mỗi ngày uống một cốc, và ngậm nhiều lần, nhất là sau khi ăn các đồ gây mùi như cá, tỏi, hành… Nước rau mùi sẽ có tác dụng khử mùi hôi trong miệng bạn mỗi ngày.
Để hơi thở ngọt ngào hơn
Để hơi thở ngọt ngào hơn
Chăm sóc răng và lưỡi sẽ giúp ngăn ngừa hữu hiệu chứng hôi miệng. Nào, hãy ghi nhớ những nguyên tắc dưới đây và biến nó thành thói quen hàng ngày để luôn tự tin khi ở gần ai đó nhé!
Chứng hôi miệng có thể là do thực phẩm còn giắt lại trong răng, miệng khô hay cơ thể bạn đang không được khỏe. Các chuyên gia răng miệng sẽ giúp bạn ngăn ngừa được hiện tượng khó chịu này chỉ với 6 cách đơn giản:
1. Đánh răng hoặc sử dụng nước súc miệng sau khi ăn. Đánh răng hiệu quả hơn là sử dụng nước súc miệng. Nếu bạn sử dụng nước súc miệng, hãy giữ lại trong miệng ít nhất là 30 giây.
2. Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch các kẽ răng ít nhất là 1 lần trong ngày để loại bỏ hoàn toàn các mảnh vụn thực phẩm bám vào răng.
3. Khi đánh răng, đừng quên chải sạch mặt lưỡi hoặc cạo lưỡi bằng dụng cụ chuyên biệt.
4. Uống nước thường xuyên để tránh tình trạng khô miệng bởi khi miệng bị khô, nước bọt không đủ tiết ra để rửa sạch những "vật thể lạ" trong răng miệng. Bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để kích thích tuyết nước bọt hoạt động.
5. Không ăn những loại thực phẩm như hành hay tỏi bởi chúng chính là nguyên nhân dẫn đến hơi thở hôi. Tại sao vậy? Đó chính là do chúng có chứa dầu, chúng sẽ ám vào phổi rồi từ đó tỏa mùi.
6. Nếu bạn làm răng giả, hãy làm sạch chúng hàng ngày để loại bỏ tất cả những mẩu vụn thức ăn cũng như vi khuẩn giắt vào các kẽ răng.
Nếu những biện pháp đơn giản trên đây không cải thiện được hơi thở của bạn thì hãy đến gặp bác sĩ hay các nha sĩ. Hơi thở hôi có thể là dấu hiệu của các bệnh về răng như viêm nha chu, viêm lợi… hay các bệnh đường tai mũi họng như viêm xoang, viêm phế quản và một số bệnh khác.
Theo Dân Trí
Chăm sóc răng và lưỡi sẽ giúp ngăn ngừa hữu hiệu chứng hôi miệng. Nào, hãy ghi nhớ những nguyên tắc dưới đây và biến nó thành thói quen hàng ngày để luôn tự tin khi ở gần ai đó nhé!
Chứng hôi miệng có thể là do thực phẩm còn giắt lại trong răng, miệng khô hay cơ thể bạn đang không được khỏe. Các chuyên gia răng miệng sẽ giúp bạn ngăn ngừa được hiện tượng khó chịu này chỉ với 6 cách đơn giản:
1. Đánh răng hoặc sử dụng nước súc miệng sau khi ăn. Đánh răng hiệu quả hơn là sử dụng nước súc miệng. Nếu bạn sử dụng nước súc miệng, hãy giữ lại trong miệng ít nhất là 30 giây.
2. Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch các kẽ răng ít nhất là 1 lần trong ngày để loại bỏ hoàn toàn các mảnh vụn thực phẩm bám vào răng.
3. Khi đánh răng, đừng quên chải sạch mặt lưỡi hoặc cạo lưỡi bằng dụng cụ chuyên biệt.
4. Uống nước thường xuyên để tránh tình trạng khô miệng bởi khi miệng bị khô, nước bọt không đủ tiết ra để rửa sạch những "vật thể lạ" trong răng miệng. Bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để kích thích tuyết nước bọt hoạt động.
5. Không ăn những loại thực phẩm như hành hay tỏi bởi chúng chính là nguyên nhân dẫn đến hơi thở hôi. Tại sao vậy? Đó chính là do chúng có chứa dầu, chúng sẽ ám vào phổi rồi từ đó tỏa mùi.
6. Nếu bạn làm răng giả, hãy làm sạch chúng hàng ngày để loại bỏ tất cả những mẩu vụn thức ăn cũng như vi khuẩn giắt vào các kẽ răng.
Nếu những biện pháp đơn giản trên đây không cải thiện được hơi thở của bạn thì hãy đến gặp bác sĩ hay các nha sĩ. Hơi thở hôi có thể là dấu hiệu của các bệnh về răng như viêm nha chu, viêm lợi… hay các bệnh đường tai mũi họng như viêm xoang, viêm phế quản và một số bệnh khác.
Theo Dân Trí
Chữa hôi miệng bằng rau thơm, gia vị
Sức khỏe
Thứ hai, 25/12/2006, 11:04(GMT+7)
Chữa hôi miệng bằng rau thơm, gia vị
Lấy một nắm rau mùi tàu (còn gọi là mùi cần, ngò gai, ngò tàu, ngò tây) sắc đặc, cho thêm vài hạt muối ăn khuấy cho tan đều để ngậm và súc họng, lưu lại vài phút rồi nhổ ra. Mỗi ngày làm nhiều lần, dùng chừng 5-6 ngày sẽ kiến hiệu.
Có nhiều nguyên nhân phát sinh hôi miệng như các viêm nhiễm ở răng miệng, ở đường mũi họng, vệ sinh răng miệng không tốt. Để chữa trị được tận gốc, cần phát hiện chính xác nguyên nhân.
Sau đây là vài loại thảo dược dễ tìm giúp khắc phục mùi hôi:
Hương nhu: Còn gọi là cây é, có hai loại, é tía và é trắng, dùng loại tía sẽ hay hơn. Hương nhu 40 g sắc với 200 ml nước, sau cô đặc lại. Ngậm và súc miệng thường xuyên hằng ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Lưu ý khi súc miệng, nên lưu lại trong miệng 1-2 phút rồi mới nhổ ra ngoài.
Rau tần khô: Rau tần còn gọi là húng chanh, rau thơm, rau thơm lông, tần dày lá. Dùng một nắm lá rau tần khô sắc lấy nước đặc để ngậm và súc miệng trong ngày. Nếu nhanh thì sau vài ngày ngậm và súc miệng sẽ hết hôi.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010
Theo vần con cóc
Trên làn tóc rối sương rơi nhẹ
Khép đẵm hàng mi giọt lệ sâu
thổn thức con tim đang rỉ máu
giọt đào giọt lệ khóc tình xa
Tôi muốn quên đi nỗi u sầu
nhưng trời ơi hỡi có được đâu
càng quên càng nhớ càng thêm nhớ
bóng dáng người yêu của người ta
thế nhân ơi hỡi thế nhân sâu
tình yêu ơi hời tình mồ côi
đã yêu nhưng bởi tình không vẹn
trọn kiếp ôm sầu nhớ cố nhân
(trích dẫn)
Khép đẵm hàng mi giọt lệ sâu
thổn thức con tim đang rỉ máu
giọt đào giọt lệ khóc tình xa
Tôi muốn quên đi nỗi u sầu
nhưng trời ơi hỡi có được đâu
càng quên càng nhớ càng thêm nhớ
bóng dáng người yêu của người ta
thế nhân ơi hỡi thế nhân sâu
tình yêu ơi hời tình mồ côi
đã yêu nhưng bởi tình không vẹn
trọn kiếp ôm sầu nhớ cố nhân
(trích dẫn)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)